Bệnh mùa đông ở trẻ em luôn khiến nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng vì cơ thể con rất nhạy cảm với thời tiết. Đông đến, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm tăng cao,... tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm hại đến cơ thể con. Vì thế, bố mẹ cần phải nắm rõ những bệnh thường gặp trong mùa đông này và các cách phòng tránh tốt nhất, để bảo đảm sức khỏe cho con.
Nguyên nhân gây ra bệnh mùa đông ở trẻ em thường gặp
Những bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa đông chủ yếu là nhóm bệnh về đường hô hấp. Theo các số liệu báo cáo hằng năm, số bệnh Nhi đến khám vì bệnh đường hô hấp tăng khoảng 30 - 40% so với ngày thường. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Nhiệt độ: Với khí hậu đặc trưng của mùa Đông là độ ẩm trong không khí thấp, nhiệt độ môi trường không cao. Tất cả tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn, virus thường trú trong cơ thể có dịp bùng phát.
- Sức đề kháng của trẻ: Sức đề kháng của trẻ em rất kém do hệ miễn dịch của con vẫn chưa được hoàn thiện và khả năng chống chọi với các nguy cơ lây nhiễm còn rất thấp. Và đặc biệt ở những trẻ có thể chất vốn yếu ớt, suy dinh dưỡng hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh mãn tính thì nguy cơ con sẽ bị những bệnh hô hấp vào mùa đông là rất cao.
- Cách chăm sóc của gia đình: Những chăm sóc thiết yếu cho trẻ trong khoảng thời gian giao mùa, thời tiết lạnh đột ngột đặc biệt vào ban đêm vẫn chưa phù hợp. Chẳng hạn như: Trẻ mặc quần áo phong phanh, mặc đồ ướt hoặc ẩm, trẻ ra nhiều mồ hôi mà chưa thay đồ kịp,... Điều này vô tình làm cho trẻ dễ bị nhiễm lạnh, viêm họng, viêm phổi,...
- Các loại vi khuẩn phát triển vào mùa đông: Một số loại vi khuẩn, virus như H.influenzae, S.pneumoniae, vi-rút cúm, vi-rút sởi, vi-rút H5N1,... thường phát triển mạnh vào mùa lạnh. Một mặt khác, chúng cũng rất dễ lây lan từ người bệnh sang người lành khi không được cách ly an toàn.
- Môi trường sống: Môi trường sống xung quanh trẻ không được vệ sinh, trong gia đình có người hút thuốc, không gian sống chật hẹp, ẩm thấp,... cũng là những nguyên nhân gián tiếp tăng nguy cơ mắc bệnh mùa đông ở trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh mùa đông ở trẻ em.
Ảnh Internet
1. Cảm cúm:
Cảm cúm là một trong những bệnh đặc trưng về hô hấp mà trẻ em hay mắc phải nhất vào mùa đông. Bệnh tuy không nguy hiểm, có khả năng tự phục hồi nhanh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh cũng sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Cảm cúm vào mùa đông hay còn gọi là cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh cảm cúm sẽ lây lan từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt nhỏ khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc virus bị phát tán vào các vật dụng xung quanh. Sau đó lây lan cho trẻ. Tại Việt Nam, những loại virus gây cúm mùa thường gặp nhất là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Khi trẻ bị cúm có thể kèm theo sốt cao gây nên tình trạng co giật mà nếu không xử lý sớm sẽ dẫn tới tổn thương về thần kinh không phục hồi.
2. Các triệu chứng điển hình của bệnh
Trẻ bị sốt cao, trên 38 độ C kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi nhiều.
Ho khan, nghẹt mũi và chảy nước mũi liên tục.
Thường xuyên cảm thấy nhức đầu, đau nhức các cơ. Đặc biệt là ở lưng, tay và chân.
Trẻ biếng ăn có cảm giác mệt và yếu.
Những ngày đầu bị cúm, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô và đau rát họng. Cảm cúm là một trong những bệnh đặc trưng về hô hấp mà trẻ em hay mắc phải nhất vào mùa đông.
Ảnh Internet
3. Chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà
Trẻ bị cúm cần được cách ly tại nhà để nghỉ ngơi. Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ và không nên cho trẻ đến những nơi công cộng như trường học, công viên...
Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng cách súc miệng nước muối và cần có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng.
Đối với trường hợp trẻ bị cúm nặng thì cần phải cách ly ở cơ sở y tế để cúm không lan rộng.
Lúc này, trẻ sẽ được chỉ định thuốc điều trị cúm khi nhập viện. Việc điều trị bằng thuốc sẽ giúp làm giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian nằm viện cũng như phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
Ba mẹ cần đưa trẻ dưới 5 tuổi đi tiêm tiêm ngừa vắc xin cúm hằng năm trước khi bước vào mùa cúm. Và sau khi tiêm từ 2 - 4 tuần thì mới đáp ứng miễn dịch phòng bệnh được.
Sưu tầm