Theo một báo cáo của Tổng cục Dạy nghề cho biết, Điện công nghiệp là nghề có số lượng trường đăng ký đào tạo nhiều nhất (52 trường) với 6.685 chỉ tiêu. Đồng thời nhân lực cho ngành này hiện nằm trong top 10 các nghề đang thiếu hụt lao động lớn nhất tại Việt Nam.
Nguyên nhân cho sự khan hiếm này là vì phát triển công nghiệp là hướng đi mũi nhọn trong phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Chính sách này là nguyên nhân để chúng ta khẳng định ngành sửa chữa điện công nghiệp không những cần lao động mà còn cần rất nhiều lao động để có thể đáp ứng được quy mô và tốc độ gia tăng trong tương lai không xa. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhu cầu nhân lực ngành Điện công nghiệp luôn ở mức cao. Đối với các ngành nghề kỹ thuật nói chung, ngành Điện công nghiệp nói riêng, sinh viên cần đáp ứng được các yếu tố mà ngành nghề đặt ra. Người học phải có định hướng ngành nghề rõ ràng, có niềm đam mê với ngành, không ngại khó ngại khổ, có ý chí vượt qua khó khăn. Không một doanh nghiệp nào muốn nhận nhân lực yếu kém trong năng lực chuyên môn. Vì vậy, sinh viên cần cố gắng trau dồi kiến thức và kỹ năng, học lý thuyết đi đôi với thực hành, có thái độ làm việc chuyên nghiệp”
Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên có những cơ hội việc làm điển hình sau:
- Kinh doanh thiết bị điện. Ngoài ra, có thể sửa chữa, bảo trì các loại thiết bị điện, các loại máy điện, máy bơm nước, lắp đặt hệ thống điện …
- Tham gia làm việc tại các bộ phận quản lý, vận hành, bảo trì mạng lưới điện cho các tòa nhà, căn hộ, khách sạn, các nhà máy sản xuất chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, sản xuất đồ nhựa, đồ gỗ…
- Làm việc tại các trung tâm, nhà máy sản xuất điện như nhà máy nhiệt điện, thủy điện, nhà máy sản xuất điện
- Làm việc tại các bộ phận quản lý, vận hành, bảo trì mạng lưới điện công nghiệp, các công ty xây lắp điện với nhiều vị trí khách nhau như: bộ phân thiết kế mạng lưới điện công nghiệp, bộ phận quản lý – sản xuất thiết bị điện công nghiệp…
- Làm việc tại các nhà máy sản xuất: vận hành và bảo trì mạng lưới điện công nghiệp trong nội bộ công