Nếu bạn có niềm yêu thích xử lý những con số, hứng thú với cách dòng tiền dịch chuyển và mong muốn có một công việc ổn định sau tốt nghiệp thì Kế toán có thể là ngành học phù hợp. Hầu hết mọi người thường nghĩ học Kế toán chỉ có thể làm kế toán viên nhưng nhờ sự thấu hiểu về cách hoạt động của nguồn tiền trong một doanh nghiệp nên bạn vẫn có nhiều hướng đi khác để phát triển sự nghiệp
Các ngành học như Kinh tế, Tài chính hay Quản trị Kinh doanh có một số điểm khác nhau nhất định nhưng lại có “ngôn ngữ chung” chính là kế toán. Định nghĩa một cách đơn giản, kế toán là công việc đo lường, xử lý, ghi chép, tổng hợp và phân tích các hoạt động giao dịch tài chính của một doanh nghiệp hoặc cá nhân. Kế toán là lĩnh vực đòi hỏi phải tính toán sổ sách nhiều nên yêu cầu cơ bản đầu tiên là bạn không ghét Toán. Nếu bạn thích việc sắp xếp mọi thứ và còn là người kỹ tính thì sẽ càng phù hợp với ngành Kế toán vì một sai sót nhỏ do cẩu thả có thể dẫn đến thiệt hại đáng kể.
Nếu bạn có niềm yêu thích xử lý những con số, hứng thú với cách dòng tiền dịch chuyển và mong muốn có một công việc ổn định sau tốt nghiệp thì Kế toán có thể là ngành học phù hợp. Hầu hết mọi người thường nghĩ học Kế toán chỉ có thể làm kế toán viên nhưng nhờ sự thấu hiểu về cách hoạt động của nguồn tiền trong một doanh nghiệp nên bạn vẫn có nhiều hướng đi khác để phát triển sự nghiệp
Ngành Kế toán là gì?
Các ngành học như Kinh tế, Tài chính hay Quản trị Kinh doanh có một số điểm khác nhau nhất định nhưng lại có “ngôn ngữ chung” chính là kế toán. Định nghĩa một cách đơn giản, kế toán là công việc đo lường, xử lý, ghi chép, tổng hợp và phân tích các hoạt động giao dịch tài chính của một doanh nghiệp hoặc cá nhân. Kế toán là lĩnh vực đòi hỏi phải tính toán sổ sách nhiều nên yêu cầu cơ bản đầu tiên là bạn không ghét Toán. Nếu bạn thích việc sắp xếp mọi thứ và còn là người kỹ tính thì sẽ càng phù hợp với ngành Kế toán vì một sai sót nhỏ do cẩu thả có thể dẫn đến thiệt hại đáng kể.
Học ngành Kế toán là học gì?
Các chương trình để theo học ngành Kế toán hiện tại khá đa dạng để bạn lựa chọn. Chẳng hạn như ở Mỹ, bạn có thể chọn học kế toán để lấy chứng chỉ nghề (Diploma), bằng Cao đẳng (Associate’s Degree), Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ đều được. Chương trình học chuyên về Kế toán hoặc khóa học Quản trị Kinh doanh tập trung vào kế toán là hai lựa chọn bạn có thể cân nhắc. Nếu bạn chưa chắc chắn bản thân có phù hợp với kế toán không thì nên chọn phương án thứ hai để vẫn còn cơ hội chọn chuyên ngành khác phù hợp hơn nếu đổi ý.
Học kế toán có khó không? Câu trả lời là có, nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng. Trong chương trình học, bạn sẽ được học cả lý thuyết lẫn thực hành về kỹ thuật tính toán trong công việc và thường là sẽ phải học thêm cách sử dụng một số phần mềm chuyên dụng. Môi trường học ngành Kế toán chủ yếu ở trên giảng đường nếu không tính quá trình thực tập để lấy kinh nghiệm thực tế.
Có nên theo ngành Kế toán?
Ngành Kế toán có những lợi thế như sau bạn nên tham khảo:
Lộ trình nghề nghiệp rõ ràng
Đối với các ngành có độ phủ rộng như Ngôn ngữ Anh hay Quản trị Kinh doanh thì bạn có thể sẽ gặp chút khó khăn trong việc xác định hướng đi cho sự nghiệp nhưng với kế toán thì không lo gặp tình trạng đó. Sau khi tốt nghiệp, công việc bạn có thể chọn làm ngay là trở thành kế toán viên cho doanh nghiệp mà chẳng cần phải đau đầu lựa chọn. Khi mới ra trường bạn cũng chưa có quá nhiều kinh nghiệm nên chọn làm kế toán trong vài năm rồi từ từ chuyển hướng cũng là một lựa chọn phù hợp.
Công việc phát triển ổn định
Kế toán có thể là công việc không quá hào nhoáng thường xuyên được mọi người bàn tán nhưng đây là vị trí luôn cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi nào công ty còn tồn tại thì vẫn còn cần đến kế toán nên đây là vị trí có khả năng bị sa thải rất thấp vào những đợt cần cắt giảm nhân sự.
Cơ hội nghề nghiệp ở khắp nơi
Một số công việc nhất định sẽ phải chọn địa điểm phù hợp để phát triển sự nghiệp, chẳng hạn như muốn làm phim phải đến Hollywood nhưng với kế toán thì ở đâu cũng có công việc cho bạn chọn. Lý do đơn giản bởi vì chỗ nào cũng có đủ hình thức các doanh nghiệp tư nhân và cơ quan chính phủ nên kế toán viên sẽ luôn có đất sống. Về mặt này thì ngành Kế toán sẽ cho bạn sự linh động mà không phải ngành nghề nào cũng có được.
Có khả năng tự khởi nghiệp
Nhờ có kiến thức trong việc quản lý dòng tiền khi làm nghề kế toán nên bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn khi muốn khởi nghiệp về sau. Tất nhiên không phải ai học kế toán ra cũng phù hợp để làm chủ doanh nghiệp nhưng nếu muốn tự kinh doanh thì có kiến thức về kế toán sẽ không bao giờ thừa.
Nhưng cũng có một số “mặt trái” nhất định
Công việc không đòi hỏi nhiều sáng tạo
Kế toán là công việc tiếp xúc với số liệu nhiều nên sẽ có phần khô khan và nhàm chán nếu bạn là người yêu thích công việc sáng tạo. Trước khi chọn học ngành này bạn nên tự hỏi bản thân có thích làm công việc văn phòng, sáng đi chiều về đúng giờ và không có quá nhiều biến động hay không.
Khối lượng công việc thay đổi theo mùa
Trong năm khối lượng công việc của kế toán viên sẽ tăng cao vào những thời điểm cần quyết toán thuế, khen thưởng cuối năm hoặc chỉ đơn giản là công ty ăn nên làm ra cần phải thực hiện nhiều khoản thu chi. Lúc này bạn sẽ phải chấp nhận linh động thay đổi lịch làm việc, thậm chí phải làm tăng ca hoặc cuối tuần để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đúng hạn.
Áp lực không nhỏ
Làm việc với đồng tiền chưa bao giờ là nhàn hạ đầu óc nên bạn cần phải có khả năng chịu áp lực tốt thì mới có thể theo nghề. Vị trí trong nghề của bạn càng cao, như kế toán trưởng chẳng hạn, thì dòng tiền bạn quản lý sẽ càng lớn nên trách nhiệm sẽ nặng nề hơn.
Một buổi tham quan doanh nghiệp của Sinh viên
Học Kế toán ra làm gì?
Ngoài trở thành kế toán viên, bạn còn có thể áp dụng những gì được học vào rất nhiều công việc khác nhau. Mỗi công việc sẽ có một số yêu cầu riêng cũng như mức lương nhất định nhưng đều có điểm chung là vị trí càng cao thì thu nhập sẽ càng tốt. Dưới đây là một số công việc bạn có thể tham khảo:
Kế toán viên: Đây là công việc phổ biến nhất dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán. Vị trí này đòi hỏi bạn phải ghi chép xử lý các giao dịch tài chính, chuẩn bị báo cáo tài chính hàng ngày, hàng tháng hoặc hàng năm.
Kiểm toán viên: Tham gia thực hiện các cuộc kiểm toán nội bộ hoặc bên ngoài nhằm đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Chuyên viên tài chính: Thực hiện phân tích tài chính, đánh giá rủi ro và hỗ trợ trong quản lý vốn, đầu tư và các quyết định về tài chính.
Giáo viên, giảng viên kế toán: Nếu yêu thích công việc giảng dạy, bạn có thể trở thành giáo viên hoặc giảng viên Đại học, Cao đẳng trong lĩnh vực kế toán.
Nhân viên giao dịch ngân hàng: Bạn sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch tài chính như rút tiền, gửi tiền, chuyển tiền,... tại ngân hàng.