Cũng gần sắp đến kì tuyển sinh Cao đẳng ở Việt Nam rồi. Có lẽ rất nhiều em bở ngỡ, đắn đo không biết mình phải lựa chọn lĩnh vực nào để trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng để làm hành trang sau này bước vào đời.
Cũng dễ hiểu, bấy lâu nay các em không được tự do tư duy, tự do trong cách biểu đạt, tự do thể hiện kỹ năng yêu thích… Các em như những cỗ máy giống nhau để hòng cố gắng dành những điểm 9, điểm 10. Để rồi, khi đứng trước sự lựa chọn của cuộc đời, các em không biết mình là ai, và lối đi nào là phù hợp cho bản thân mình. Học ngành kỹ thuật ô tô đâu chỉ mặc định sửa chữa, còn nhiều hướng đi hơn thế.
Ô tô, là một ngành học nói khó cũng đúng mà dễ cũng chẳng sai. Bởi vì:
Nếu nghiên cứu hàn lâm về ô tô thì đòi hỏi phải trang bị một khối lượng kiến thức khổng lồ dàn trãi nhiều ngành khoa học: Nhiệt, Cơ, Dao động, Thủy lực, Điện tử…, rất nhiều, nhưng thực tế những kiến thức hàn lâm ấy ở đất nước này thì chỉ có thể phát huy ở …trường học, mà phát huy rất khiêm tốn (bằng chứng là chả có một báo cáo khoa học nào ra hồn về lĩnh vực này suốt bao năm, có chăng chỉ là những báo cáo ở ngành hẹp liên quan). Rất ít ai nghiên cứu hàn lâm về ô tô mà bước ra thực tế làm nghề này, chỉ một số ít người vừa hàn lâm vừa thực tiễn.
Hầu hết, các kiến thức học ở trường đại học đều ít hoặc không thể phát huy khi đem ra thực tiễn. Những người có kỹ năng tốt nhất trong lĩnh vực ô tô ở Việt Nam đa phần không phải là những người được trang bị kiến thức đại học chuyên ngành.
Học ngành Công nghệ Ô Tô tại trường Cao Đẳng Đại Việt Sài Gòn là một nghề sửa chữa không quá khó, chỉ cần trang bị cho mình một lượng kiến thức vừa đủ (background) để hình có kỹ năng phân tích vấn đề, các kỹ năng còn lại mang tính lặp đi, lặp lại ngày này qua ngày khác thì nó sẽ trở thành kỹ xảo và một khi bạn có kỹ xảo trong lĩnh vực này thì bạn sẽ trở thành người thợ giỏi, cực giỏi.