Trước khi hướng đến việc chuẩn bị kế hoạch ra sao để được nhận thực tập, hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao những chủ Garage, hãng ô tô lại không nhận bạn vào thực tập!
Bất kỳ người thợ nào cũng cần người để phụ giúp, giảm tải trong công việc, đặc biệt là thực tập, học việc.
Đối với một người học việc nhanh nhảu, siêng năng, trung thực thì người thợ càng thích hơn.
Nếu chẳng may người học việc lười nhác, không trung thực, không cẩn thận trong công việc và đặc biệt hay nghỉ với nhiều lí do không chính đáng thì bất cứ người thợ, người chủ gara hay hãng đều sẽ cho người học việc nghỉ, hoặc để lại một bản đánh giá xấu trong báo cáo thực tập,… Họ đều không thích những người có cá tính này.
Bạn có thể chậm trong việc hiểu biết, chậm trong việc học hỏi các kỹ thuật sửa chữa nhưng bạn phải có ý chí học tập, cầu tiến. Không người thợ nào lại không thích những người phụ giúp mình luôn có chí học hỏi, tìm tòi và thắc mắc đúng vấn đề sửa chữa cả. Đôi khi, người thợ có thể cáu giận, hay trách móc người học việc. Thế nhưng, suy cho cùng, người học việc phải luôn biết lắng nghe, cần cù bù siêng năng và luôn chú ý những lời dạy của người thợ. Dù đúng hay sai, chọn lọc lời dạy và kiến thức, kinh nghiệm là điều trên hết.
Trước khi xin học việc, thực tập ở Garage, hãng, bạn hãy chuẩn bị tốt cho mình những thứ như sau:
1. Thay đổi phong cách ăn mặc (Ăn mặc chỉnh tề trước khi bước vào garage, hãng)
2. Chuẩn bị kỹ CV, lá đơn xin thực tập tại Garage (nếu cần), hãng (Bản hồ sơ cá nhân, Bản tóm tắt quá trình học tập, Đơn xin thực tập,…).
3. Luyện nói:
Một câu chuyện về xin được thực tập giữa hai người sinh viên:
– Sinh viên A (chưa liên hệ nơi thực tập) khi bước vào Garage, hãng ngây ngô nộp CV và hỏi những người thợ và anh chủ garage hoặc người phỏng vấn ở hãng: “Chào anh, em là sinh viên ô tô sắp tốt nghiệp. Em đang cần một nơi thực tập, học việc. Anh cho em làm với. Bên anh có phụ cấp gì không ạ?”.
– Sinh viên B trước khi nộp đơn thực tập đã tìm hiểu kỹ về Garage, hãng và liên hệ với người phỏng vấn trước. B tiến vào và gặp mặt trực tiếp với người liên hệ: “Chào anh, em là sinh viên ô tô sắp tốt nghiệp. Em rất đam mê sửa chữa ô tô, và muốn góp sức để phụ giúp cho ra garage, hãng anh. Nhưng, hiện tại e chưa có chỗ nào để thực tập, học việc cả. Anh cho thể cho em xin một chân phụ việc, làm không lương cũng được ạ”.
Kết quả: Sinh viên B được nhận, sinh viên A sau khi nói xong đã bị các anh thợ, chủ garage, người phỏng vấn thẳng thừng từ chối.
Bài học rút ra: Khi mình chưa có giá trị gì, người chủ chỉ quan tâm bạn có khả năng làm được những gì và bạn có đam mê với công việc hay không. Không ai lại không thích nhận một người học việc không lương cả. Tuy nhiên, sau khi nhận vào làm, bất kỳ người chủ, hãng nào cũng không để bạn phải chịu thiệt thòi, họ sẽ trợ giúp cho bạn một phần chi phí (tiền ăn, đi lại) đủ để bạn không có thêm động lực và phát triển đam mê như những lời nói ban đầu.
4. Chuẩn bị bảng báo cáo lịch trình làm việc:
Bất kỳ người thợ, chủ garage nào cũng đều thích sự rõ ràng, nghiêm túc trong việc. Việc chuẩn bị kỹ bảng lịch trình làm việc sẽ khiến người thợ, người chủ garage cảm thấy bạn có tác phong, cẩn thận, có kỷ luật trong công việc. Trong quá trình thực tập, học việc, bạn không nên để số buổi không thể làm nhiều hơn số buổi làm việc. Nếu đã xác định đi thực tập ở Garage, hãng thì bạn phải hạn chế nghỉ tối đa nhất có thể, bỏ những công việc không quan trọng khác, và tập trung vào công việc thực tập, học việc. Không ai thích sự vắng mặt của bạn quá lâu hoặc nghỉ “lắt nhắt”.
5. Ôn lại những kiến thức cơ bản:
Những kiến thức cơ bản về ô tô sẽ rất quang trọng trong quá trình làm việc của bạn. Những người thợ thường rất hay hỏi về những điều cơ bản để bạn có thể trau dồi kiến thức của mình. Nếu bạn không nắm vững, một số người thợ sẽ ít tận tâm chỉ bảo cho bạn hiểu rõ hơn, họ sẽ yêu cầu bạn về học lại, bạn hãy chấp nhận.
6. Chuẩn bị tâm lí “nghe chửi”:
Mỗi khi làm sai một điều gì đó, dù nhỏ nhặt hay to lớn, bạn nên tự trách bản thân mình nhiều hơn. Tiếp thu những lời mắng sẽ giúp bạn học hỏi, khắc phục những sai lầm tốt hơn. Không nên cãi tay đôi hay ăn thua đúng sai, người học việc nên tiếp thu, và lấy đó làm động lực để phát triển bản thân.