326A nguyễn trọng tuyển, phường 1, quận tân bình, thành phố hồ chí minh
Liên hệ với chúng tôi
Đăng ký tuyển sinh
Trường Cao Đẳng Đại Việt Sài Gòn

Bài viết mới

Tăng Cường Sự Tham Gia Của Phụ Nữ, Người Khuyết Tật Và Hòa Nhập Xã Hội Trong Giáo Dục Nghề Nghiệp Lĩnh Vực Logistics

Sự phát triển năng động, nhanh chóng của ngành logistics hiện nay đang là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho lực lượng lao động, bao gồm phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội.

Thực tiễn cho thấy số lượng người học vào các logistics tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngày càng tăng. Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh, thành viên nhóm nghiên cứu về sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội (GEDSI) trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics do Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia thuộc Chương trình Aus4Skills ở Việt Nam điều phối cho biết: "Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng người học vào các ngành logistics trong những năm gần đây tăng cao, đặc biệt là tại các trường đang là đối tác “Dự án thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp ngành Logistics với giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam” do Chính phủ Úc tài trợ (Chương trình Aus4Skills). Trong đó, tỉ lệ người học là nữ (đặc biệt là các ngành về kinh doanh, quản trị, quản lý, bán hàng, hành chính về logistics, marketing, thương mại điện tử...chiếm khoảng trên 55% số người học), người học từ khu vực vùng nông thôn, miền núi chiếm tỉ lệ ngày một tăng. Khoảng trên 85% có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp. Lao động nữ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong các doanh nghiệp và tập trung nhiều ở các vị trí dịch vụ hỗ trợ, kinh doanh thương mại điện tử, hành chính…".

Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Ông Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm nghiên cứu về GEDSI (hiện đang công tác tại Cục Quản lý và chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự gia tăng người học ở trên là vấn đề về GEDSI liên quan giáo dục nghề nghiệp đã được đề cập trong nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đặc biệt được thể hiện khá rõ trong Luật Giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, nội dung về GEDSI còn được lồng ghép trong các chiến lược, chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội quốc gia liên quan đến giáo dục nghề nghiệp và được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện khá tốt, điều cho thấy các chính sách này đã tiếp cận tới các đối tượng bao gồm phụ nữ, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi khác, tạo cơ hội cho họ tiếp cận với giáo dục nghề nghiệp, lao động và việc làm, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững.

Theo ông Hoàng Thái Sơn, một lý do rất quan trọng nữa là hiện nay có nhiều chương trình giáo dục nghề nghiệp được thiết kế mở, gắn với yêu cầu của doanh nghiệp, có lồng ghép các yếu tố bình đẳng giới, người khuyết tật và hòa nhập xã hội và được triển khai linh hoạt, cơ sở vật chất và môi trường học tập được cải thiện phù hợp với nhu cầu và khả năng từng nhóm đối tượng. Đồng thời, chất lượng đào tạo ngày càng cao và sự phát triển nhanh và đòi hỏi nhu cầu nhân lực của lĩnh vực logistics đã giúp người học có nhiều cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập hơn. Bên cạnh đó, quan niệm và nhận thức của xã hội, công tác truyền thông, tư vấn hướng nghiệp đã và đang làm thay đổi về sự công nhận vai trò, khả năng và sự đóng góp của phụ nữ, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi yếu thế trong sự đa dạng ngành, nghề và vị trí việc làm trong lĩnh vực logistics, làm cho các đối tượng này bắt đầu nhận thấy môi trường học tập phù hợp hơn, nhiều cơ hội nghề nghiệp và việc làm bền vững hơn trong lĩnh vực logistics.

Ông Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm nghiên cứu GEDSI

Ông Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm nghiên cứu GEDSI

Em Nguyễn Ngọc Yến Phương, sinh viên lớp cao đẳng 22CDLG01, Ngành Logistics, Khoa Kinh tế, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh cho biết "Khi em học phổ thông, em không bao giờ nghĩ mình sẽ học ngành logistics vì lúc đó em chỉ nghĩ đây là ngành đòi hỏi nhiều sức khỏe, chỉ dành cho nam giới, nhưng sau khi được tư vấn tuyển sinh của các thầy cô từ các trường cao đẳng, em được biết logistics là một lĩnh vực rất rộng, có nhiều ngành, nghề và vị trí việc làm phù hợp với phái nữ bọn em như: Logistics, Hành chính logistics, Thương mại điện tử, Quản lý giao nhận hàng hóa, Quản lý vận tải và dịch vụ logistics…và sau khi cân nhắc, em quyết định chọn học ngành Logistics của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Sau thời gian được học tập tại trường, em nhận thấy đây là ngành học và môi trường học phù hợp với em, bên cạnh học tại trường thì chúng em còn được đi kiến tập, thực tập tại doanh nghiệp để làm quen với thực tế, em thấy lựa chọn của mình là đúng đắn".

Sinh viên Nguyễn Ngọc Yến Phương, lớp 22CDLG01 cao đẳng, Ngành Logistics, Khoa Kinh tế, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Sinh viên Nguyễn Ngọc Yến Phương, lớp 22CDLG01 cao đẳng, Ngành Logistics, Khoa Kinh tế, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Bên cạnh kết quả đã đạt được, PGS.TS. Bùi Văn Hưng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II cũng chỉ ra một số hạn chế trong kết quả khảo sát là sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật trong một số ngành, nghề về logistics trong giáo dục nghề nghiệp và trong doanh nghiệp vẫn còn thấp, đặc biệt là trong các ngành được coi là "ngành của nam giới" như xếp dỡ cơ giới tổng hợp, quản lý kinh doanh vận tải và các ngành nghề khác liên quan đến lĩnh điều khiển phương tiện, thiết bị; khai thác, kỹ thuật, bốc xếp; an ninh, an toàn và kỹ thuật trong lĩnh vực logistics. Tỉ lệ người học là người khuyết tật tham gia học hòa nhập các ngành về logistics còn ít, đây cũng là một vấn đề đáng được quan tâm cần xem xét trong việc đào tạo nghề cho người khuyết tật gắn với việc làm bền vững để người khuyết tật có thể hòa nhập, làm việc trong thị trường lao động nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng.

Để tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics. PGS.TS. Bùi Văn Hưng cho rằng cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, các giải pháp quan trọng nhất là phải thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về GEDSI trong giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng nghiệp, đào tạo phải đáp ứng thị trường lao động và việc làm, cải thiện cơ sở vật chất, môi trường học tập, các điều kiện sinh hoạt, làm việc nhằm tạo điều kiện, động viên, khích lệ phụ nữ, người khuyết tật và đối tượng thiệt thòi tham gia hơn nữa vào lĩnh vực logistics, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong bình đẳng giới, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp.

PGS.TS, Bùi Văn Hưng (đứng), Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II

PGS.TS, Bùi Văn Hưng (đứng), Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II

Đồng tình với ý kiến trên, Ông Chu Văn Vượng, Giám đốc nhân sự, Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội cho rằng "Để tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, tin cậy lẫn nhau giữa nhà trường và doanh nghiệp trên cơ sở gắn quyền lợi với trách nhiệm xã hội của mỗi bên trong đào tạo và sử dụng lao động. Ví dụ, các bên cùng nhau xây dựng các quỹ hỗ trợ sinh viên vượt khó trong học tập, chia sẻ thông tin bao gồm thông tin về đào tạo, yêu cầu yêu cầu về sức khỏe, kiến thức, kỹ năng, thời gian và môi trường làm việc ở từng vị trí việc làm trong sự đa dạng các ngành, nghề của lĩnh vực logistisc. Từ đó, các bên cùng nhau phối hợp trong công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh, đào tạo, giới thiệu việc làm và tuyển dụng được lao động phù hợp bao gồm phụ nữ, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi khác ".

Ông Chu Văn Vượng (đứng), Giám đốc nhân sự, Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội

Ông Chu Văn Vượng (đứng), Giám đốc nhân sự, Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội

Bà Phạm Ngọc Diễm, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh bổ sung thêm: "Một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp là cần có môi trường học tập và lao động thân thiện với phụ nữ và người khuyết tật, bao gồm môi trường vật chất như: lối đi, thang máy, buồng thay đồ, nhà vệ sinh, thời giờ nghỉ ngơi, làm việc, nghỉ thai sản phù hợp với phụ nữ và người khuyết tật và môi trường tinh thần như: Mọi người được cảm thấy được đối xử bình đẳng, công bằng, không có sự kỳ thị, phân biệt đối xử để họ cảm thấy yên tâm, tự tin với môi trường học tập và lao động".

Bà Phạm Ngọc Diễm, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

BàPhạm Ngọc Diễm, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics, Nhóm nghiên cứu về GEDSI đã có các khuyến nghị đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan như sau:

(1) Tiếp tục rà soát, đánh giá và hoàn thiện các quy định đối với bình đẳng giới, người khuyết tật và người bị thiệt thòi, yếu thế khác trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó sớm ban hành Thông tư hướng dẫn về giáo dục nghề nghiệp đối với người khuyết tật theo Kế hoạch số 753/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ;

(2) Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn về việc đưa nội dung về bình đẳng giới vào chương trình giảng dạy chính thức của hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; lồng ghép các nội dung về bình đằng giới, tổ chức đào tạo nghề cho người khuyết tật, người bị thiệt thòi, yếu thế khác trong các văn bản, chỉ đạo điều hành về giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng giai đoạn, thời điểm trong Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

(3) Tăng cường nâng cao nhận thức, truyền thông, tư vấn nghề nghiệp, bồi dưỡng đào tạo nhân lực, người dạy, người học, người lao động, hỗ trợ hòa nhập, đồng thời hỗ trợ phụ nữ, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi khác được tiếp cận đầy đủ thông tin về sự đa dạng ngành, nghề đào tạo và vị trí việc làm trong lĩnh vực logistics, giúp họ có quyết định chính xác về việc lựa chọn nghề nghiệp;

(4) Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, rà soát, điều chỉnh và phát triển một số chương trình đào tạo có thể triển khai linh hoạt về thời gian, địa điểm, tiến độ đào tạo phù hợp với nghề đào tạo, hình thức đào tạo, phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng người học nữ và người khuyết tật học hòa nhập;

(5) Chú trọng đầu xây dựng, cải tạo và cải thiện cơ sở vật chất dễ tiếp cận được cho người khuyết tật; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới trong tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng; cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe, chế độ làm việc linh hoạt đối với lao động nữ, người khuyết tật trong doanh nghiệp;

(6) Tăng cường hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và với các tổ chức trong và ngoài nước để có thể tăng cường nguồn lực, kỹ thuật và chia sẻ kiến thức, giúp cải thiện chất lượng đào tạo và mở rộng cơ hội tăng cường sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp; xây dựng các chương trình, quỹ, dự án hỗ trợ và tổ chức các hoạt động động viên, khích lệ phụ nữ, người khuyết tật và đối tượng thiệt thòi trong lao động và việc làm.

(7) Tổ chức đánh giá, phân tích, bài học kinh nghiệm đối với các hoạt động hiệu quả của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam về bình đẳng giới, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp để có thể xây dựng, nhân rộng mô hình bình đẳng giới, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp./.
Trong khuôn khổ Hoạt động của Chương trình Aus4Skills-AAGF, ngày 30/3/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội giáo dục nghề nghiệp TP. HCM đã chủ trì phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế Hồ Chí Minh tổ chức họp ý dự thảo: "Báo cáo đề xuất tăng cường sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội (GEDSI) trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực Logistics”. Tham dự phiên họp có đại diện Sở LĐTPXH TP. HCM, đại diện một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, giảng viên, giáo viên học các ngành về logistics. Tại phiên họp, đã có nhiều ý kiến góp ý tâm huyết cho dự thảo báo cáo để khuyến nghị với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội (GEDSI) trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực Logistics nói riêng và trong giáo dục nghề nghiệp nói chung.

Nguồn: Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm nghiên cứu GEDSI

Khám phá sự kết hợp mạnh mẽ giữa Digital CRM và Digital Marketing

Hệ thống Website Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành kinh tế, công nghệ, kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe và sư phạm, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế chung của cả nước và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Sinh viên ra trường có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo tại các đơn vị kinh tế, sự nghiệp trong và ngoài nước. Mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực ngang tầm với quá trình hội nhập Quốc tế và khu vực của Việt Nam.

Hệ thống Website Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn4.959668
Trường Cao đằng Đại Việt Sài GònHệ thống Website Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn
(028) 22122599customer serviceVNVietnamese
Hệ thống Website Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn190070431.000.000 VND - 20.000.000 VND
326A nguyễn trọng tuyển, phường 1, quận tân bình, thành phố hồ chí minhHồ Chí Minh70000VNVN
10.79868062984345106.6660934288354
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Hãy cho biết về trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Được thành lập vào năm 2000, với gần 25 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn là một trong những nơi đi đầu trong việc đem lại một môi trưòng học tập hiện đại, tiện nghi với đội ngũ giảng viên đầy tâm huyết và lành nghề giúp cho sinh viên có cái nhìn thực tế nhất đối với ngành học mà mình đã lựa chọn.

Tại trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, hệ thống các phòng thực hành đều được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại đảm bảo cho sinh viên rèn luyện kỹ năng, tay nghề. Đồng thời các em còn được tiếp cận công nghệ mới tại các công ty đối tác - khu công nghệ cao; nâng cao khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin, giao tiếp bằng tiếng Anh và các lớp học ngoại khóa. Từ đó, các em có đủ tự tin để hội nhập và phát triển, dễ dàng tiếp cận các vị trí tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.

  • 70% thời lượng học thực hành

  • Chế độ thực tập có hưởng lương

  • Ra trường sớm chỉ từ 2 - 2,5 năm

  • Cam kết 100% có việc làm sau khi ra trường

Mục tiêu của trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn là gì ?

Luôn đổi mới đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

Để công tác đào tạo nguồn nhân lực vừa được nâng cao về số lượng, vừa đáp ứng chất lượng mà xã hội yêu cầu. Nhà trường luôn đổi mới mạnh mẽ về cơ chế, chính sách, công tác quản lý đào tạo, nhất là đổi mới tư duy trong đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.

Bên cạnh đó, việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học được tăng cường. Với mục tiêu là đào tạo các kỹ năng thực hành, có khả năng làm việc độc lập sáng tạo. Đảm bảo chuẩn “đầu ra” đáp ứng tốt với thị trường lao động. Vì vậy, kết hợp giảng dạy lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu công việc.

Với năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt là các ngành nghề trong khối ngành Chăm sóc sức khỏe. Trong những năm qua Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đã xây dựng đội ngũ, chương trình chất lượng cao, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, trang thiết bị y tế, mô hình giải phẫu phong phú và đảm bảo dạy học trực quan sinh động.

Ban quản lý dự án trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển của Hệ thống Giáo dục Đại Việt tầm nhìn 2020 - 2030 trong việc đầu tư thành lập trường Đại học để tham gia đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao bậc Đại học - Sau đại học và hoàn thiện các cấp bậc đào tạo, được sự ủng hộ của Ủy ban nhân dân TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại văn bản số 1694/TTg-KGVX của Thủ tướng Chính phủ đã cho phép chủ trương thành lập Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn tại TPHCM hoạt động không vì lợi nhuận. Dự án với số vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, mục tiêu hoạt động là mô hình đại học định hướng ứng dụng, đa ngành, đa lĩnh vực, có tính tự chủ cao.

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn có cam kết việc làm cho sinh viên ?

Chương trình Cam kết 100% đảm bảo có việc làm và đào tạo gắn doanh nghiệp

Để giúp cho sinh viên an tâm học tập và cam kết đảm bảo đầu ra cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn thực hiện ký hợp đồng cam kết 100% đảm bảo có việc làm đúng với ngành nghề mà sinh viên đã đăng ký học tập tại Trường. Để giải quyết vấn đề này, Nhà trường đã ký kết hợp tác với hơn 400 doanh nghiệp và bệnh viện tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đi thực tập, kiến tập, học việc tại doanh nghiệp và tuyển dụng các em sau khi tốt nghiệp.

Thành tích đạt được của tập thể sư phạm Nhà trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Nhà trường đã trải qua gần 25 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành cho đến nay, hàng năm Nhà trường luôn được sự ghi nhận động viên và khen thưởng của các cấp như Bằng khen của UBND TP HCM, Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP HCM, Cờ thi đua của thành phố,...

Tầm nhìn và sứ mạng của trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đào tạo đội ngũ lao động giỏi chuyên môn, giàu nghị lực để đóng góp nguồn lao động chất lượng, tay nghề cao cho xã hội.

Đến năm 2030, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn sẽ trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao trong hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo. Đào tạo nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập theo tiêu chuẩn Asean và quốc tế.

Sứ mạng của trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành kinh tế, công nghệ, kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe và sư phạm, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế chung của cả nước và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Sinh viên ra trường có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo tại các đơn vị kinh tế, sự nghiệp trong và ngoài nước. Mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực ngang tầm với quá trình hội nhập Quốc tế và khu vực của Việt Nam;

  • Đào tạo đội ngũ lao động giỏi chuyên môn, giàu nghị lực để đóng góp nguồn lao động chất lượng, tay nghề cao cho xã hội;
  • Thực hiện chuyển giao những kiến thức công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp và cá nhân thông qua các hoạt động tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực;
  • Hoàn chỉnh cơ cấu đào tạo hợp lý (quy mô, ngành học, văn bằng, loại hình đào tạo…) và đảm bảo học sinh, sinh viên ra trường có năng lực thật sự và có việc làm phù hợp;
  • Cung ứng các dịch vụ đào tạo và các dịch vụ khác thuộc chuyên môn của trường để phục vụ các doanh nghiệp và xã hội.

Ban giám hiệu trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn là những nhà giáo, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề, luôn đi sâu đi sát và chăm lo đến đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, học sinh sinh viên, đoàn kết nhất trí thành một khối để phát triển nhà trường.

  • Tiến sĩ Lê Lâm

    Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

    Tiến sĩ Lê Lâm tốt nghiệp Kỹ sư Điện tử - Tự động hóa, Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Tiến sĩ chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục tại Trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội, Cao cấp Lý luận Chính trị và Chứng chỉ Nghiệp vụ Quản lý Giáo dục nghề nghiệp.

  • Thạc sĩ Ngô Phương Dung

    Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

    Thạc sĩ Ngô Thị Phương Dung tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế, Thạc sĩ Quản lý Giáo dục và Chứng chỉ Nghiệp vụ Quản lý Giáo dục nghề nghiệp.

  • Thạc sĩ Dương Công Hiếu

    Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

    Thạc sĩ Dương Công Hiếu tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư Công nghệ Thông tin, Thạc sĩ Khoa học máy tính và Chứng chỉ Nghiệp vụ quản lý Giáo dục nghề nghiệp.

  • Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo

    Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

    Thạc sĩ Lê Thị Bích Thảo tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh, Thạc sĩ Quản lý giáo dục và Chứng chỉ Nghiệp vụ quản lý Giáo dục nghề nghiệp.

Nguyên tắc làm việc của trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Thực hiện việc lãnh đạo, quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhà trường được thực hiện theo Điều lệ, Quy chế hoạt động và tổ chức của Nhà trường.

Giữ gìn và phát huy sự đoàn kết thống nhất, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao: Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành nhà trường, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng phải có sự phối hợp chặt chẽ đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả. Phát huy tính sáng tạo, chủ động của cá nhân, tinh thần cộng sự để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành các kế hoạch đã đề ra và các nhiệm vụ đột xuất mà cấp trên giao cho.

Thế mạnh của trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Với thế mạnh về đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, cùng mạng lưới hợp tác doanh nghiệp trong và ngoài nước rộng lớn, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đã không ngừng khẳng định thương hiệu, chất lượng đào tạo ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, là địa chỉ tin cậy trong cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao ở trình độ trung cấp và cao đẳng cho thị trường lao động.

Hiện trường đang có gần 7,000 sinh viên đang theo học. Hàng ngàn sinh viên trưởng thành từ Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn hiện đã và đang công tác ở nhiều vị trí khác nhau ở đa dạng các lĩnh vực từ giáo dục, y tế, kinh tế, tài chính, công nghệ, ô tô,... đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước.

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đào tạo đa dạng các ngành nghề ?

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đào tạo đa dạng các ngành nghề, cụ thể bao gồm gần 64 chuyên ngành bậc cao đẳng ở 11 khoa, trong đó có: Khoa Y Dược, khoa Kinh tế, khoa Sư phạm, khoa Công nghệ ô tô, ngành chăm sóc sắc đẹp, khoa Ngoại ngữ, khoa Du lịch, khoa Kỹ thuật - Công nghệ, khoa Điện tử tự động, khoa Mỹ thuật ứng dụng, khoa Truyền thông và Marketing.

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn luôn cải tiến chất lượng đào tạo ?

  • Lấy ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp

    Chất lượng đào tạo của trường luôn được cải tiến và cập nhật nhờ hoạt động lấy ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp về chất lượng đào tạo cũng như chất lượng sinh viên, từ đó có những điều chỉnh và đổi mới phương hướng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

  • Chú trọng đào tạo theo định hướng ứng dụng

    Chú trọng đào tạo theo định hướng ứng dụng, nhà trường thiết kế chương trình học với 70% thời lượng là thực hành. Thời gian đào tạo được cải cách từ 2 đến 2,5 năm. Trường đặc biệt chú trọng đến khả năng thực hành, tiếp cận và làm chủ công nghệ mới; khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên.

  • Sinh viên sớm làm quen môi trường doanh nghiệp

    Sinh viên thường xuyên được tham quan, trải nghiệm, thực tập, kiến tập tại nhiều doanh nghiệp lớn, từ đó sớm làm quen môi trường doanh nghiệp và từng bước nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp hiệu quả.

  • Tạo điều kiện để sinh viên phát triển năng lực bản thân

    Ngoài đào tạo kiến thức chuyên môn, nhà trường còn tạo mọi điều kiện nhằm giúp sinh viên phát triển tối đa năng lực bản thân với các kỹ năng mềm cần thiết: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng phản biện, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng chuyên ngành.

Thông tin tuyển sinh trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn là một sự lựa chọn hàng đầu dành cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp THPT. Với số lượng gần 8,000 sinh viên đang theo học tại trường và hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp có kiến thức và kỹ năng thực hành ở trình độ Cao đẳng hiện đang công tác tại nhiều vị trí khác nhau trong các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Kinh tế, Tài chính, Kỹ thuật, Công nghệ.

Kể từ năm 2017, sinh viên học tại Trường sẽ được đảm bảo có việc làm sau khi tốt nghiệp. Sau khi ký kết hợp tác với doanh nghiệp về việc nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc kết hợp xây dựng chương trình đào tạo, tiếp nhận sinh viên học tập và làm việc tại doanh nghiệp. Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ký hợp đồng cam kết việc làm giữa Nhà trường và sinh viên để thực hiện cam kết giữa Nhà trường và xã hội.

  • Xét tuyển bằng điểm học bạ 3 năm cấp 3

    Học sinh được xét điểm trung bình năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 6 điểm trở lên.

  • Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

    Học sinh tốt nghiệp THPT đủ điều kiện học Cao đẳng Chính quy, tùy khối ngành xét tuyển.

  • Xét tuyển bằng điểm học bạ lớp 12

    Học sinh được xét điểm trung bình 3 môn lớp 12 theo tổ hợp xét tuyển đạt từ 6 điểm trở lên.

  • Ưu đãi đến 50% học phí cho sinh viên nhập học sớm

    Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn tặng ngay ưu đãi lên 50% học phí cho sinh viên nhập học sớm.

Ưu điểm sinh viên trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đào tạo đa dạng các ngành nghề, cụ thể bao gồm gần 64 chuyên ngành bậc cao đẳng ở 11 khoa, trong đó có: Khoa Y Dược, khoa Kinh tế, khoa Sư phạm, khoa Công nghệ ô tô, ngành chăm sóc sắc đẹp, khoa Ngoại ngữ, khoa Du lịch, khoa Kỹ thuật - Công nghệ, khoa Điện tử tự động, khoa Mỹ thuật ứng dụng, khoa Truyền thông và Marketing.

  • Chuyên môn giỏi

    Lý thuyết vững vàng, thực hành thành thạo; 100% sinh viên tốt nghiệp Đại Việt Sài Gòn có việc làm đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp.

  • Kỹ năng đa dạng

    Phát triển tối đa năng lực bản thân với các kỹ năng mềm cần thiết: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng phản biện; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng chuyên ngành.

  • Môi trường rèn luyện

    Sinh viên được rèn luyện trong môi trường nghiêm túc các đức tính: Hiếu thảo với cha mẹ; Thượng tôn pháp luật; Tinh thần phụng sự cộng đồng.

Ngành y dược trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn là một trong những trường hàng đầu tại Việt Nam về đào tạo nhân lực trong ngành y dược. Với các chương trình chất lượng và cơ sở vật chất hiện đại, trường tập trung vào việc phát triển và nâng cao năng lực của sinh viên trong lĩnh vực y dược.

Ngành kỹ thuật công nghệ trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn với chương trình đào tạo nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là lập trình viên. Với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, trường cam kết cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành công nghệ thông tin.

Ngành kinh tế trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Chương trình đào tạo kinh tế tại trường tập trung vào việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về lĩnh vực kinh tế, từ lý thuyết đến thực hành. Sinh viên sẽ được tiếp xúc với các môn học như kinh tế học, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, quản lý dự án và tiếp thị, giúp họ hiểu sâu hơn về cơ sở lý thuyết và ứng dụng thực tiễn trong môi trường kinh doanh.

Ngành sư phạm trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực cho ngành sư phạm mầm non. Với cam kết đem lại chất lượng giáo dục tốt nhất, trường cung cấp các chương trình đào tạo chuyên sâu và chất lượng, chuẩn bị sinh viên sẵn sàng cho một sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục mầm non.

Ngành ngoại ngữ trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Chương trình đào tạo tại trường được thiết kế một cách tổng quát và toàn diện, từ việc xây dựng nền tảng vững chắc về ngữ pháp, từ vựng đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp và hiểu biết văn hóa của các quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó. Sinh viên sẽ được tiếp xúc với các môn học như ngữ âm, ngữ pháp, viết lách và giao tiếp, giúp họ phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách toàn diện.

Ngành công nghệ ô tô trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn ?

Chương trình đào tạo tại trường tập trung vào việc trang bị sinh viên với kiến thức về cơ sở lý thuyết và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực công nghệ ô tô. Sinh viên sẽ được tiếp xúc với các môn học như cơ khí ô tô, điện tử ô tô, lập trình điều khiển và kỹ thuật đo lường ô tô, giúp họ hiểu rõ hơn về các hệ thống và công nghệ trong ngành công nghiệp ô tô.

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn có hợp tác cùng doanh nghiệp không ?

Với tinh thần hợp tác mạnh mẽ và cam kết đem lại lợi ích cho cả sinh viên và doanh nghiệp, trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn tiếp tục mở rộng và phát triển các dự án hợp tác, góp phần vào sự phát triển bền vững của cả cộng đồng và nền kinh tế. Các dự án hợp tác của trường bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, và tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp hàng đầu. Điều này giúp sinh viên tiếp cận và áp dụng kiến thức một cách linh hoạt trong môi trường thực tế, từ đó nâng cao khả năng thích ứng và sáng tạo trong công việc sau này.

Chương trình đào tạo gắn kết doanh nghiệp: Sinh viên được học tập và thực tập tại các doanh nghiệp, giúp sinh viên có kiến thức và kỹ năng phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Chương trình cam kết việc làm: Trường cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Chương trình học bổng: Doanh nghiệp tài trợ học bổng cho sinh viên có học lực và điểm rèn luyện tốt.

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn có hợp tác cùng các trường đại học không ?

Với tinh thần hợp tác mạnh mẽ và cam kết đem lại lợi ích cho cả sinh viên và doanh nghiệp, trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn tiếp tục mở rộng và phát triển các dự án hợp tác, góp phần vào sự phát triển bền vững của cả cộng đồng và nền kinh tế. Các dự án hợp tác của trường bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, và tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp hàng đầu. Điều này giúp sinh viên tiếp cận và áp dụng kiến thức một cách linh hoạt trong môi trường thực tế, từ đó nâng cao khả năng thích ứng và sáng tạo trong công việc sau này.

Chương trình liên kết đào tạo: Sinh viên học tập tại trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn và được cấp bằng đại học của trường đại học liên kết.

Chương trình chuyển tiếp tín chỉ: Sinh viên có thể chuyển tiếp tín chỉ sang các trường đại học khác để tiếp tục học lên cao.