Áp lực học tập dễ khiến học sinh, sinh viên có những tác động tiêu cực đến đời sống, tinh thần, thậm chí ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng. Phụ huynh và học sinh phải trang bị những kỹ năng cần thiết. Vậy nên làm thế nào để vượt qua áp lực trong thi cử?
Thứ nhất, học là một quá trình trau dồi cả đời và để học tập tốt, đôi khi học sinh cần tạm từ bỏ một số thứ để làm những điều quan trọng trước. Mỗi ngày học một ít, đến kỳ thi cử, bạn sẽ không thấy bài vở nặng nề, học hoài không hết nữa. Học tập cũng cần có mục tiêu nhưng đừng đặt mục tiêu quá xa vời, quá cao so với năng lực của bản thân. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy bị stress và áp lực càng nhiều. Học tập và thi cử đóng vai trò quan trọng đối với mỗi học sinh, nhưng để đạt được kết quả tốt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, bạn cần biết cách tổ chức và phân chia công việc một cách hiệu quả. Để tiết kiệm thời gian và học tập hiệu quả, việc lập một thời khóa biểu cá nhân là điều cần thiết. Thói quen sắp xếp công việc trong ngày không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, mà còn giúp bạn biết rõ nhiệm vụ cần thực hiện và hoàn thành chúng một cách hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình ôn thi, khi bạn cần phải tổ chức thời gian và phân bổ cho từng môn học một cách hợp lý. Thói quen này giúp tránh căng thẳng và áp lực quá mức trong kỳ thi, đảm bảo bạn có thể duy trì tinh thần thoải mái và tập trung vào việc học.
Thứ hai, sắp xếp thời gian học hợp lý. Một ngày có 24 giờ và có quá nhiều việc phải làm trong vòng 24 giờ đó. Bạn hãy sắp xếp thời gian học hợp lý để không bị loãng hoặc quay cuồng với chúng. Chẳng hạn mai có 2 tiết kiểm tra là toán và văn thì hãy phân chia thời gian phù hợp cho mỗi môn rồi vạch ra trong khoảng thời gian này phải học xong môn này và đừng đang học toán lại nhảy sang văn, vừa đau đầu mà vừa không hiệu quả.
Thứ ba, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc. Sức khỏe luôn là điều quan trọng nhất, dù là học thế nào cũng phải ăn uống đầy đủ và ngủ đúng giờ để sẵn sàng sức khỏe cho việc học tập nhé. Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tinh thần của các sĩ tử. Đặc biệt, khi chuẩn bị cho ôn thi đại học, cuối kỳ, các bạn thường phải dành nhiều thời gian cho việc học tập và bỏ qua chăm sóc bản thân.
Thứ tư, không tự tạo áp lực cho bản thân và áp dụng thư giãn. Khi đặt ra mục tiêu học tập, hãy xem xét và tự đánh giá năng lực, khả năng của bản thân và đảm bảo mục tiêu phù hợp. Đừng cố gắng đặt kỳ vọng quá cao so với khả năng của mình. Đôi khi, việc đặt kỳ vọng quá lớn có thể không chỉ gây áp lực mà còn làm bạn mệt mỏi và dễ bị căng thẳng hơn. Hãy biết định hình mục tiêu hợp lý để tạo động lực tích cực trong quá trình học tập. Khi bạn đặt ra mục tiêu học tập, hãy xem xét và tự đánh giá năng lực, khả năng của bản thân và đảm bảo mục tiêu phù hợp. Đừng cố gắng đặt kỳ vọng quá cao so với khả năng của mình. Đôi khi, việc đặt kỳ vọng quá lớn có thể không chỉ gây áp lực mà còn làm bạn mệt mỏi và dễ bị căng thẳng hơn. Hãy biết định hình mục tiêu hợp lý để tạo động lực tích cực trong quá trình học tập.