Để viết được CV tốt, bạn cần đọc rõ phần mô tả công việc của mình, từ đó lựa chọn những kỹ năng phù hợp nhất để có thể thể hiện trong CV.
NHỮNG KỸ NĂNG TRONG CV THU HÚT NHÀ TUYỂN DỤNG
Để viết được CV tốt, bạn cần đọc rõ phần mô tả công việc của mình, từ đó lựa chọn những kỹ năng phù hợp nhất để có thể thể hiện trong CV. Dưới đây là một số kỹ năng cần thiết mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy trên CV của ứng viên:
Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt những ý kiến cũng như cảm nhận, suy nghĩ của mỗi cá nhân một cách rõ ràng, thuyết phục. Đây cũng chính là yếu tố giúp trao đổi công việc hiệu quả hơn. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp tốt rất được các nhà tuyển dụng coi trọng.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Đây là một trong những kỹ năng mềm cực quan trọng, giúp chúng ta phân tích, đánh giá và đưa ra những quyết định tối ưu nhất trước mọi tình huống trong đời sống. Kỹ năng này cũng thể hiện sự nhạy bén cũng như giải quyết vấn đề theo nhiều hướng khác nhau và làm chủ được vấn đề. Kỹ năng này cũng sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Đừng quên thể hiện kỹ năng này trong CV của mình nhé.
Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng thiết lập và tương tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành công hiệu quả. Sở hữu kỹ năng này, ứng viên có cơ hội phát triển và tích lũy thêm được nhiều kiến thức từ đồng nghiệp hay những người làm chung nhóm. Ngoài ra nó còn mang lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể.
Kỹ năng tư duy phản biện: Kỹ năng tư duy phản biện giúp người lao động suy nghĩ thấu đáo, có thể quan sát sự việc ở mọi khía cạnh khách quan nhất. Từ đó tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng, đem lại kết quả tối ưu cho cuộc tranh luận, cuộc họp hay hội thảo, thuyết trình.
Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng lãnh đạo là khả năng tổ chức, sắp xếp và phân chia công việc phù hợp với khả năng của từng nhân sự để đạt mục tiêu chung. Dù ở vị trí quản lý hay lãnh đạo một dự án nhỏ, kỹ năng lãnh đạo vẫn luôn quan trọng.
Kỹ năng lắng nghe chủ động: Là khả năng tập trung hoàn toàn vào người mà bạn đang trò chuyện. Điều này bao gồm không chỉ việc nghe các từ ngữ mà người đó nói, mà còn cả việc nắm bắt cảm xúc, biểu hiện khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của họ.
Kỹ năng tin học văn phòng: Kỹ năng tin học văn phòng đề cập đến khả năng sử dụng hiệu quả các công cụ và phần mềm văn phòng trong môi trường làm việc. Đây là một kỹ năng quan trọng bởi nó liên quan đến xử lý thông tin, tạo tài liệu và tương tác trong môi trường kỹ thuật số.
Những lưu ý cần nắm khi viết các kỹ năng trong CV
Kỹ năng phải phù hợp
Đừng quá tham lam hay lan man để bị sa đà vào những kỹ năng vô bố không cần thiết. Bạn cần trình bày những kỹ năng thực sự phù hợp với mô tả của vị trí đang được tuyển dụng. Vì vậy, bạn cần đọc kỹ mô tả công việc để có thể xác định được các kỹ năng cần thiết để liệt kê trong CV của mình như đã nói ở trên. Kỹ năng càng phù hợp thì CV sẽ càng ấn tượng và nổi bật.
Phân loại khi trình bày về các loại kỹ năng
Các kỹ năng trong CV sẽ bao gồm tất cả các kỹ năng mà ứng viên sở hữu và phù hợp với yêu cầu của vị trí đang ứng tuyển. Ứng viên nên chọn lọc cũng như trình bày các kỹ năng tương thích với công việc nhất.
Bạn cần hiểu và thể hiện rõ được đâu là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm về chuyên môn để thể hiện rõ cho nhà tuyển dụng thấy được điều đó.
Chú ý những kỹ năng phù hợp với yêu cầu tuyển dụng
Bên cạnh đánh giá năng lực của các ứng viên thì nhà tuyển dụng sẽ còn chú trọng đến việc tìm kiếm những ứng viên phù hợp với văn hóa của công ty, nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc. Vì vậy, nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên dễ hòa nhập và hợp tác với đồng nghiệp thì khả năng làm việc hiệu quả hơn. Vì thế, bên cạnh các kỹ năng cứng thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên dựa trên các kỹ năng mềm nữa.